Mã QR Code là gì? Có những loại QR Code nào?

Hầu hết khi đi mua sắm, bạn sẽ bắt gặp những biểu tượng ô vuông lớn nhỏ xếp chồng chéo trên nền trắng với các ký tự lạ giống như ma trận. Mã này được gọi là QR Code và được in trên bao bì sản phẩm hàng hóa. Vậy QR Code là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Mã QR Code là gì?
Mã QR Code là gì?

Mã QR Code là gì?

Mã QR code là viết tắt của Quick Response Code được dịch là mã phản ứng nhanh, là dạng mã vạch hai chiều có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. Mã này được phát triển và sử dụng tại Nhật Bản cho ngành công nghiệp ô tô vào năm 1994.

Đặc điểm của mã QR Code

Mã QR Code được sử dụng để chuyển thông tin từ người dùng đến các thiết bị thông minh với rất nhiều dữ liệu như lịch sự kiện, số điện thoại, tin nhắn, thông tin chi tiết về sản phẩm, tin nhắn, email… Chúng hoạt động giống như mã vạch UPC cấp cao và có thể đọc được bằng máy đọc mã vạch, có thể sử dụng được trên bao bì sản phẩm, cửa sổ doanh nghiệp, biển quảng cáo, biển hiệu, biển quảng cáo, tờ quảng cáo…

Một số ứng dụng của QR Code vào đời sống con người
Một số ứng dụng của QR Code vào đời sống con người

Để đọc được QR Code, bạn cần phải có ứng dụng đọc QR Code như QR Droid cho hệ điều hành Android, RedLaser cho hệ điều hành iOS và QR Code Scanner Pro cho cho hệ điều hành Blackberry trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tải các ứng dụng quét QR Code như: zalo, viber, app Wincheck…

Mã QR có thể lưu trữ được tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu, ký tự đặc biệt, từ và cụm từ, các ký tự Kanji/Kana được mã hóa. Khi có thêm dữ liệu được thêm vào QR Code, kích thước mã sẽ tăng lên và cấu trúc mã cũng trở nên phức tạp hơn. Đồng thời với việc mã sẽ khó bị làm giả hoặc sao chép khi bạn sử dụng mã để làm tem công nghệ chống giả.

Cấu trúc của mã QR Code

Các ô vuông màu đen và trắng xuất hiện xen kẽ trong giống như một trò chơi bí mật, tuy nhiên mã QR Code được sắp xếp theo cấu trúc nhất định và có chủ định để máy quét có thể dễ dàng nhận dạng và đọc được. Mã QR gồm các thành phần như:

  • Dấu vị trí
  • Ký hiệu căn chỉnh
  • Mẫu thời gian
  • Thông tin phiên bản
  • Thông tin định dạng
  • Dữ liệu và các phím sửa lỗi
  • Khu vực yên tĩnh

Các loại QR Code

QR Code động

Mã QR Code động hay còn gọi là QR Code trực tiếp là loại có thể thay đổi nội dung theo ý muốn mà không cần can thiệp vào code. Khi được quét, QR Code động sẽ chuyển hướng đến máy chủ, nơi lưu trữ thông tin cụ thể trong một cơ sở dữ liệu và được lập trình để tương tác cụ thể với hình ảnh được quét đó.

QR Code động rất tiện lợi vì chúng được tạo ra và áp dụng một lần, bạn có thể thay đổi các thông tin được hiển thị khi nó được quét như các liên kết (domain, web) để hiển thị những thông tin mà mình muốn.

QR Code tĩnh

QR Code tĩnh có thể lưu trữ các thông tin trực tiếp qua hình thức văn bản hoặc dẫn đến các trang web mà không cần chuyển hướng qua liên kết thứ cấp. Có nghĩa rằng, các thông tin hoặc liên kết không thể được thay đổi hoặc chỉnh sửa và nếu muốn cập nhật mới thì bạn sẽ phải tạo ra một code tĩnh mới.

Bên cạnh đó, QR Code tĩnh là loại mã không thể thay đổi thông tin, bởi vậy Code tĩnh là loại mã vô cùng lý tưởng cho những ai muốn mã chứa thông tin của mình vĩnh viễn không cần thay đổi như thông tin về tên tuổi, ngày sinh, nhóm máu…

QR Code được sử dụng rộng rãi hiện nay trong cả công việc và đời sống hàng ngày, vì vậy bạn có thể thấy chúng xuất hiện ở bất cứ nơi đâu như: trên các sản phẩm, làm tem công nghệ chống giả, các bến xe bus/tàu điện ngầm để tra cứu tuyến đường đi, truy cập website/Fanpage nhanh chóng không cần link, tra cứu bản đồ 1 khu vực nào đó, đăng nhập các tài khoản mạng xã hội…

Nguồn: temchonghanggia.net

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *