Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?

Kinh tế biển nước là một ngành tiềm năng nhưng phát triển có đặc điểm theo vùng. Để có thể phát triển ngành mũi nhọn như thế này, chúng ta phải có phương pháp khoa học. Càng ngày cao và hoàn thiện chuỗi cung ứng thủy sản để tăng giá trị kinh tế của thủy sản trong nước và cả quốc tế.

I. Thủy sản – ngành thế mạnh

Truy xuất nguồn gốc thủy sản có thật sự hiệu quả 1

Với hơn 3600km đường biển, nguồn lợi từ biển là rất khổng lồ, nhưng năng lực đánh bắt vẫn chưa khai thác triệt để. Thêm vào đó là hoạt động đánh bắt không được kiểm soát khoa học. Khiến nguồn tài nguyên biển biến động rất lớn.

Chất lượng thủy sản khai thác theo hướng tự phát và nhỏ lẻ chỉ có thể cung cấp cho vùng, nhiều nhất là trong nước.

Ngư dân đánh bắt đa số chỉ dựa vào kinh nghiệm. Tuy chất lượng thiết bị, tàu thuyền được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn thô sơ so với hoạt động đánh bắt xa bờ.

Bảo quản dài ngày xa bờ cũng chưa theo chuẩn, đây là nguyên nhân chính khiến thủy, hải sản khi lên bờ chất lượng không còn đảm bảo hoàn toàn.

Hoạt động nuôi trồng cũng chưa phát triển đúng cách. Vẫn phát triển nhỏ lẻ và quy trình nuôi trồng, sản xuất vẫn không đồng nhất, không theo chuẩn dẫn đến rủi ro và chất lượng đều không đảm bảo.

Hai hoạt động này phát triển mới có thể cải thiện chuỗi cung ứng, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.

Hiện nay, các hoạt động trên đã bắt đầu nhận được sự quan tâm đúng mực và ngày càng phát triển hơn.

Các công ty chế biến thủy, hải sản bắt đầu xuất hiện nhiều, chất lượng tàu cá cũng được nâng cao, thay đổi cách bảo quản và vận chuyển…

Những tiêu chuẩn về nghề cá quốc tế dần được áp dụng. Trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia của các nước phát triển. Đơn cử như Nhật Bản trong hoạt động câu cá ngừ đại dương.

II. Cải thiện chuỗi cung ứng thủy sản

Để cải thiện chuỗi cung ứng thủy sản nước ta, từ ngư dân đến chính quyền phải đẩy mạnh những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng bảo vệ  môi trường biển bằng việc.

1. Kiểm soát năng lực khai thác và nuôi trồng

Để đạt sản lượng và chất lượng ổn định, không thể chỉ dựa vào may mắn. Chúng ta phải có sự tính toán kỹ lưỡng từ lộ trình cho đến thời gian hoạt động, phương pháp đánh bắt. Phương pháp nuôi trồng, sản lượng cho ra.

2. Kiểm soát nguồn lực

Nguồn lực là những công cụ để khai thác và nuôi trồng thủy sản như: Chất lượng tàu thuyền, các dụng cụ cần thiết cho đánh bắt, thiết bị liên lạc, thông tin. Nuôi trồng cần về chất lượng bè, ao hồ, máy móc, thiết bị hỗ trợ phải đầy đủ, thức ăn…

3. Kiểm soát con người

Đối với đánh bắt: Nâng cao nghiệp vụ nghề cá cho ngư dân, tạo hợp tác xã hay nhóm tàu thuyền hoạt động cùng hướng với nhau. Đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp để có năng lực đánh bắt xa bờ.

Về nuôi trồng: Thường xuyên mở hội thảo, sự kiện, cung cấp tài liệu, kiến thức cho nông dân nắm. Phổ biến các tiêu chuẩn chất lượng và có kỹ sư hỗ trợ thực hiện tiêu chuẩn.

4. Nâng cao công nghệ

Nâng cao công nghệ đánh bắt bằng cách học hỏi các nước phát triển. Trau dồi các phương pháp đánh bắt và nuôi trồng mới phù hợp với từng loài.

Trau dồi những phương pháp đánh bắt và nuôi trồng cho ra cả sản lượng và chất lượng.

Bảo vệ môi trường biển thông qua việc đánh bắt chọn lọc, nuôi trồng sạch sẽ.

5. Thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế

Hướng đến mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp thu gom, chế biến thủy sản cần thực hiện tốt những tiêu chuẩn về thực phẩm sạch. 

Lựa chọn những tiêu chuẩn phù hợp với chất lượng hiện có và thị trường hướng đến. Đảm bảo chất lượng từ khâu đầu vào.

6. Sự quan tâm của cơ quan nhà nước

Nhà nước đang có sự quan tâm đúng hướng và đúng mức để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này nhưng vẫn theo hướng bền vững và lâu dài.

Hỗ trợ phát triển các hiệp hội, các tổ chức nhằm gia tăng năng lực khai thác và tăng chất lượng sản phẩm.

Hợp tác với các quốc gia thành công trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng để đưa công nghệ và kiến thức phục vụ cho ngành thủy sản nước ta.

Lực lượng quân đội hỗ trợ hết mình để ngư dân hoạt động trên vùng biển cho phép, bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngư dân.

Hỗ trợ những cơ sở nuôi trồng thủy sản theo nhiều nguồn lực khác nhau.

III. Kết luận

Chuỗi cung ứng thủy sản nước ta đang dần được cải thiện rõ rệt. Kinh tế biển là một trong những lĩnh vực trọng tâm của nhiều địa phương trên cả nước.

Tất cả để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị cho thủy sản. Mở rộng thị trường xuất khẩu và quy mô sản xuất, tạo việc làm.

Mặc hàng thủy sản Việt Nam đang dần được các quốc gia đón nhận, đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp nước ta.

Song song với việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, cần có sự hỗ trợ của các công cụ như tem truy xuất nguồn gốc,  tem chống hàng giả… giúp tránh những tác động của thị trường như hàng giả, niềm tin khách hàng, quảng bá thương hiệu, giá trị thương hiệu và đối thủ cạnh tranh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *