Mã số mã vạch là gì?

Khi mua bất cứ sản phẩm nào, bạn cũng sẽ thấy có hình ảnh những sọc đen trắng nhỏ to xen kẽ và bên dưới là những con số khác nhau. Đó được gọi là mã số mã vạch, vậy bạn có biết mã số mã vạch là gì không? Cùng khám khám phá bí mật này nhé!

Khái niệm mã số mã vạch

Mã số là dãy số được ký hiệu bằng những chữ số dưới mã vạch để chứng minh về xuất xứ sản xuất, sự lưu thông hàng hóa của sản phẩm. Mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn với một dãy số duy nhất, được xem là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau.

Mã vạch là một dãy các vạch đậm, nhạt, dài, ngắn khác nhau. Giữa các vạch có những khoảng trống xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định, để thể hiện mã số giúp máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động là đặt cho đối tư­ợng cần quản lý một dãy số, hoặc một dãy chữ và số. Sau đó thể hiện dư­ới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc đư­ợc một cách chính xác và nhanh chóng.

Cấu tạo của mã số mã vạch

=> Mã số mã vạch gồm 2 phần:

+ Mã số GS1: Là một dãy chữ số nguyên để chứng minh về xuất xứ hàng hoá như: đây là sản phẩm gì, do công ty nào sản xuất, công ty đó thuộc quốc gia nào…  Với cách đánh số này, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hóa khác nhau trên mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

+ Mã vạch GS1 (BarCode): Là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ đư­ợc thiết kế theo một nguyên tắc mã hóa nhất định, thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dư­ới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được. 

=> Mã số mã vạch có 2 loại:

Mã số EAN-13 (được thiết kế với 13 chữ số)

– 3 số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm. (Việt Nam là 893)

– Mã doanh nghiệp là từ 4 – 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.

– Mã mặt hàng là từ 3 – 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất, không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.

– Số cuối cùng là mã số kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia và mã mặt hàng. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.

Mã số EAN-8  (được thiết kế với 8 chữ số)

Thường được dùng trên các mặt hàng có kích thước khá nhỏ không đủ chỗ để ghi mã EAN-13. EAN-8 lược bỏ mã số doanh nghiệp.

– 03 con số đầu thể hiện mã số của quốc gia sản xuất sản phẩm.

– 04 con số tiếp theo là mã mặt hàng.

– Con số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra.

Tại sao phải cần cả mã số và mã vạch?

Hàng hóa tại đại lý, cửa hàng hay siêu thị có tới hàng vạn sản phẩm đến từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau, mỗi sản phẩm lại có những đặc tính và giá cả khác nhau. Sản phẩm của mỗi thương hiệu sẽ có tốc độ tiêu thụ và nhu cầu quản lý khác nhau.

Việc mô tả sản phẩm bằng chữ viết rất nhiều thời gian và công sức, vì thế phải sử dụng biện pháp mã hóa từng sản phẩm bằng các con số. Do vậy mã số được xem là chìa khóa để mở kho chứa tất cả những dữ liệu liên quan đến sản phẩm. 

Hiện nay việc bán hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi… nhân viên thu ngân đều lập hóa đơn bằng cách dùng máy quét để quét mã vạch trên từng sản phẩm. Do đó trên mỗi sản phẩm hàng hóa nhất thiết phải có đồng thời có cả mã số mã vạch

Nếu mã vạch bị mờ hoặc máy không thể đọc được thì nhân viên sẽ nhập mã số sản phẩm vào hệ thống bằng tay, sự kết hợp này giúp việc bán hàng và quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *